Thuê tài chính: Một giải pháp phát triển cho doanh nghiệp Việt

Dân trí Tại Việt Nam, cho thuê tài chính vẫn là một thị trường nhỏ bé, cả nước chỉ có 11 doanh nghiệp cho thuê tài chính với dư nợ chỉ ở mức 8.700 tỷ đồng, chiếm 0,16% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tỏ ra ngạc nhiên với vị thế cho thuê tài chính tại Việt Nam.

Tại tọa đàm Thuê tài chính – Kênh huy động vốn trung dài hạn, kinh nghiệm Nhật Bản và triển vọng phát triển tại Việt Nam được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng Ngân hàng Tín thác Sumitomo Mitsui (SuMi TRUST) tổ chức chiều hôm nay (ngày 8/9), nhiều chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã chia sẻ kinh nghiệm và thực tế về cho thuê tài chính ở Việt Nam và Nhật Bản.

Cụ thể, ông Nguyễn Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam cho biết nước ta mới có 11 doanh nghiệp cho thuê tài chính, tuy nhiên cũng chưa phát triển lắm.

“Tôi biết một DN nhỏ chuyên sản xuất xe đạp tại Hải Dương có đơn đặt hàng rất nhiều nhưng không có vốn để mở rộng sản xuất, thậm chí không dám nhận đơn đặt hàng nên thuê tài chính sẽ là một giải pháp rất hữu ích cho các DNNVV của Việt Nam”, ông Thân nói.

Thực tế, thuê tài chính là một kênh huy động vốn phổ biến trên thế giới. Tổng doanh số thuê tài chính toàn cầu hàng năm lên tới 1.000 tỷ USD. Tại Mỹ, 80% các doanh nghiệp (DN) lớn nhỏ nằm trong danh sách Fortune 500 đều thuê một phần máy móc thiết bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng tại Nhật Bản, doanh số cho thuê tài chính hàng năm cũng lên tới 50 tỷ USD.

Chuyên gia của công ty cho thuê tài chính thuộc tập đoàn SuMi TRUST cho biết tại Nhật Bản, có tới 96,7% DN sử dụng thuê tài chính. Theo phân tích, thuê tài chính giữ một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Nhật Bản cũng như sự phát triển của các DN.

 Ông Nguyễn Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. (Ảnh: Hồng Vân)

Ông Nguyễn Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. (Ảnh: Hồng Vân)

Theo ông Shimizu, Giám đốc Bộ phát triển kinh doanh của công ty cho thuê tài chính SuMi TRUST Panasonic finance cho rằng, các DN Nhật sử dụng sản phẩm cho thuê tài chính rất nhiều bởi chúng không cần vốn ban đầu khi đầu tư thiết bị, tiết kiệm được nguồn lực cho việc quản lý hành chính, dễ dàng nắm bắt được chi phí, dễ dàng xác định thời gian cho thuê phù hợp với thời gian dự kiến sử dụng, có lợi thế hơn so với đi vay/mua và đáp ứng được các quy định liên quan đến môi trường.

Đồng tình với các chuyên gia đến từ Nhật Bản, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định rằng kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục đà tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng GDP hơn 6,5% giai đoạn 2017-2020. Điều này tạo nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải đường bộ phục vụ đầu tư phát triển.

Tại tọa đàm, nhiều chuyên gia còn nhận định thuê tài chính đáp ứng nguồn vốn trung dài hạn rất quan trọng với DN nhất là khi tài sản thế chấp của DN còn khó khăn. Thời hạn cho thuê tương đối linh hoạt, thủ tục hành chính đơn giản. DN đi thuê còn có thể sở hữu, nhận lại tài sản được cho thuê đó. Đặc biệt đây cũng là 1 kênh thúc đẩy bán hàng cho DN.

Hồng Vân

Tại Điều 13 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và...
  1. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ theo quy định của pháp luật thuế Thông tư 96/2015/TT-BTC tại Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông...
Bảy nguyên tắc đặt tên thương hiệu Với kinh nghiệm và kiến thức có được thông qua quá trình thực hiện công việc tư vấn doanh nghiệp, đặt tên công...
Tất cả Tin mới nhất