Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là như thế nào? Chắc hẳn các chủ doanh nghiệp khi mới bắt đầu rất băn khoăn về câu hỏi này. Việc xác định doanh nghiệp lớn hay nhỏ rất quan trọng vì nó sẽ đi kèm theo các chính sách cho từng quy mô do nhà nước quy định. Chúng ta cùng tìm hiểu xem quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Nghị định quy định, doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

  1. Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

  1. Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

  1. Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

 Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng  hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định.

Vậy ý nghĩa của việc xác định quy mô doanh nghiệp là gì?

Mỗi loại kinh doanh đều có đặc tính khác nhau và quy mô lớn hay nhỏ của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến loại hình kinh doanh. Đánh giá các phương án đầu tư nhằm lựa chọn loại hình kinh doanh thích hợp mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp là vấn đề then chốt. Đối với quy mô lớn thì loại hình kinh doanh đòi hỏi cao về năng lực tổ chức và sự linh hoạt. Công tác tổ chức nhịp nhàng, phù hợp với tiến độ sản xuất. Nên chọn loại hình kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh và thời điểm để đảm bảo được kinh doanh liên tục.

Mặt khác việc xác định quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh phù hợp còn giúp doanh nghiệp tận hưởng những chính sách ưu đãi đầu tư từ phía Chính Phủ; Ưu đãi về thuế từ Nhà nước. Đây là yếu tố quan trọng góp phần giúp Doanh nghiệp có định hướng phát triển phù hợp, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Trên đây là những thông tin quy định về doanh nghiệp vừa và nhỏ là như thế nào. Nếu các chủ doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc doanh nghiệp của mình có quy mô là gì và những quy định thành lập cho từng quy mô có quy trình ra sao thì hãy nhanh chóng liên hệ với Office360 để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

Tại Điều 13 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và...
  1. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ theo quy định của pháp luật thuế Thông tư 96/2015/TT-BTC tại Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông...
Bảy nguyên tắc đặt tên thương hiệu Với kinh nghiệm và kiến thức có được thông qua quá trình thực hiện công việc tư vấn doanh nghiệp, đặt tên công...
Tất cả Tin mới nhất